Nhưng thông tin cần biết khi độ mâm xe ô tô

Độ mâm xe ô tô không còn là điều gì xa lạ đối với các chủ xe ô tô, nhất là các chủ xe yêu thích và đam mê độ xe. Ngày nay, việc độ mâm ô tô đang dần trở nên thông dụng, và đây cũng là cách đơn giản để mọi chủ xe có thể nâng cấp “xế yêu” của mình nhanh chóng mà không tốn quá nhiều chi phí.

Tuy vậy, khi muốn độ mâm xe ô tô, thì chủ xe cũng nên trang bị cho mình những kiến thức về chúng, “hiểu để chơi” đúng kiểu. Và dưới đây, Thiết bị Hải Đăng sẽ giới thiệu đầy đủ các thông tin về độ Lazang ô tô mà chắc chắn bạn nên biết:

I. Các thông số cần tìm hiểu khi độ mâm xe ô tô cơ bản

1. Đường kính/kích thước mâm (Wheel Diameter):

Đường kính mâm còn gọi là kích thước mâm được tính từ mép ngoài vị trí bên này tới mép ngoài vị trí đối diện bên kia. Đơn vị là inch. Đường kính mâm ô tô thường sử dụng số chẵn như: 16-inch, 17-inch, 18-inch…, chứ không dùng số lẻ như 16.5-inch, 17.5-inch…(1)
  • Lazang xe hạng A thường có kích thước từ 13 – 15 inch.
  • Lazang xe hạng B thường có kích thước là 15 và 16 inch.
  • Lazang xe hạng C thường có kích thước từ 16 – 18 inch.
  • Lazang xe hạng D thường có kích thước là 18 và 19 inch.
  • Lazang xe bán tải thường có kích thước từ 16 – 18 inch.
  • Lazang xe CUV/SUV cỡ nhỏ thường có kích thước là 17 và 18 inch.
  • Lazang xe CUV/SUV cỡ trung/lớn thường có kích thước là 19 và 20 inch.

2. Chiều rộng mâm xe (Wheel Wigth):

Chiều rộng mâm hay độ rộng của mâm xe là khoảng cách giữa hai mép ngoài của mâm. Đơn vị là inch. Khác với kích thước mâm, độ rộng của mâm xe có thể dùng cả số lẻ như: 7.5 inch, 8.5 inch… (2)

3. Đường chính giữa mâm xe (Wheel Centerline): Đây là đường chính giữa của mâm theo chiều dọc.

4. Phần nhô ra tính từ đường trung tâm (Wheel Offset):

Phần nhô ra của mâm được tính từ đường chính giữa của mâm tới bề mặt tiếp xúc với trục bánh xe. Đơn vị là milimet.
  • Nếu Offset = 0: bề mặt tiếp xúc mâm với trục bánh xe nằm trên đường chính giữa mâm, ta thường thấy ở các dòng xe SUV.
  • Nếu Offset < 0 (Offset âm): bề mặt tiếp xúc mâm với trục bánh xe nằm ở trong đường chính giữa mâm (nghĩa là mâm thụt vào trong), ta thường thấy ở các dòng xe sử dụng dẫn động cầu sau, offroad
  • Nếu Offset > 0 (Offset dương): bề mặt tiếp xúc mâm với trục bánh xe nằm ở ngoài đường chính giữa (nghĩa là mâm nhô ra ngoài), ta thường thấy trên các dòng xe sử dụng dẫn động cầu trước.

5. Phần nhô ra tính từ mép phía trong (Backspacing):

Phần nhô ra của mâm được tính từ mép phía trong của mâm tới bề mặt tiếp xúc mâm với trục bánh xe. Đơn vị là milimet. Offset là một phần của Backspacing.

6. Kích thước lỗ đặt trục bánh xe (Centerbore):

Ngay trung tâm mâm có một lỗ trống để đặt trục bánh xe xuyên qua. Centerbore là kích thước của lỗ trống này.

7. Vòng bulong (Bolt Circle):

Vòng bulong là đường kính vòng tròn tạo thành khi đi qua điểm chính giữa của những lỗ lắp bulong.

8. Số lỗ bulong:

Số lỗ bulong cần phải tương ứng với mâm xe. Mâm xe hạng A thường có 4 lỗ, hạng B/C/D thường là 5 lỗ…

II. Các loại mâm xe ô tô

1. Mâm sắt

Mâm sắt được làm từ sắt. Nó thường được sử dụng ở những dòng xe khách, xe tải, xe chuyên dụng hay những dòng xe ô tô giá rẻ.
  • Ưu điểm của mâm sắt: Giá thành thấp; Độ bền cao; Chịu tải và chịu nhiệt tốt; Dễ chế tạo.
  • Nhược điểm của mâm sắt: Kiểu dáng đơn giản, tính thẩm mỹ không cao; Khối lượng nặng; Dễ gỉ sét.

2. Mâm đúc hợp kim nhôm

Mâm đúc hợp kim nhôm được tạo thành từ hợp kim nhôm với mangan, magie, đồng hoặc thiếc. Đa phần các dòng ô tô đời mới ngày nay đều sử dụng mâm đúc thay cho mâm sắt.
Mâm đúc xe hơi có nhiều dạng, phổ biến nhất là mâm đúc từ nhiều mảnh, thường sử dụng trên những dòng xe ô tô phổ thông. Ít được dùng hơn là mâm đúc từ hợp kim nhôm nguyên khối, thường chỉ sử dụng trên các dòng xe hạng sang, siêu xe.
  • Ưu điểm của mâm đúc: Độ bền cao; Tính thẩm mỹ cao và đa dạng về mẫu mã; Chống gỉ sét.
  • Nhược điểm của mâm đúc: Giá thành cao hơn mâm sắt; Dễ bị biến dạng.

3. Mâm hợp kim magie

Mâm hợp kim magie được làm chủ yếu từ hợp kim magie. Loại mâm này thường được sử dụng cho các dòng xe đua, siêu xe.
  • Ưu điểm của mâm hợp kim magie: Độ tản nhiệt cao; Khối lượng nhẹ hơn mâm hợp kim nhôm.
  • Nhược điểm của mâm hợp kim magie: Giá thành cao; Khó giá công; Khi biến dạng sẽ không nắn lại được.

4. Mâm sợi Cacbon

Mâm sợi cacbon được làm từ sợi cacbon. Loại mâm này thường chỉ được sử dụng trên các dòng xe siêu sang, xe siêu cao cấp, xe hiệu năng cao và xe đua.
  • Ưu điểm của mâm sợi cacbon: Tính khí động học tốt; Độ cứng và độ ổn định cao; Khối lượng nhẹ.
  • Nhược điểm mâm sợi cacbon: Giá thành cao; Không thể sửa chữa khi biến dạng.
Đối với các dòng xe ô tô phổ thông, mâm đúc hợp kim nhôm được đánh giá là sự lựa chọn phù hợp nhất. Mâm hợp kim nhôm đa dạng về mẫu mã, độ bền cao và có thể sửa chữa khi biến dạng, giá cả lại phải chăng.

III. Giá mâm xe ô tô

Bởi vì đa phần xe ô tô phổ thông và xe hạng sang được sử dụng mâm hợp kim nhôm. Nên phần cập nhật giá bán mâm xe ô tô dưới đây, chúng tôi chỉ nói tới loại mâm hợp kim nhôm.

1. Mâm ô tô kích thước 13-inch 4 lỗ

Lazang kích thước 13-inch 4 lỗ chủ yêu được sử dụng trên những mẫu ô tô đời cũ như Hyundai i10, Kia Morning, Chevrolet Spark… Giá lazang ô tô kích thước 13-inch dao động từ 3.5 – 4.5 triệu đồng.

2. Mâm ô tô kích thước 14-inch 4 lỗ

Lazang kích thước 14-inch chủ yếu được sử dụng trên những dòng xe ô tô đời mới cỡ nhỏ như Hyundai i10, Toyota Wigo, Kia Morning… Giá lazang ô tô 14-inch dao động trong khoảng 4.5 – 5.5 triệu đồng.

3. Mâm ô tô kích thước 15-inch 4 hoặc 5 lỗ

Lazang kích thước 15-inch chủ yếu được sử dụng trên những dòng xe ô tô hạng B như Honda City, Mazda 2, Toyota Vios, Hyundai Accent… Giá của lazang ô tô kích thước 15-inch rơi vào khoảng 5.5 – 7.5 triệu đồng.

4. Mâm ô tô kích thước 16-inch 4 hoặc 5 lỗ

Lazang kích thước 16-inch chủ yếu được sử dụng trên các dòng ô tô hạng B và C như Kia Cerato, Mazda 3, Hyundai Elantra… Giá của lazang ô tô kích thước 16-inch dao động từ 9 – 14 triệu đồng.

5. Mâm ô tô kích thước 17-inch 4 hoặc 5 lỗ

Lazang kích thước 17-inch chủ yếu được sử dụng với những dòng xe ô tô hạng C và D như Mazda 3, Mazda 6, Toyota Corolla, Camry, Honda Civic… Giá của lazang ô tô kích thước 17-inch rơi vào khoảng 10 – 16 triệu đồng.

6. Mâm ô tô kích thước 18-inch 5 lỗ

Lazang kích thước 18-inch chủ yếu được sử dụng trên những dòng xe ô tô hạng C, D, bán tải, CUV/SUV như Honda Civuc, Honda CRV, Mazda 3, Mazda CX5, Ford Ranger… Giá của lazang ô tô kích thước 18-inch rơi vào khoảng 16 – 20 triệu đồng.

7. Mâm ô tô kích thước 19-inch 5 lỗ

Lazang kích thước 19-inch chủ được được sử dụng trên những dòng xe ô tô CUV/SUV, xe hạng sang như Hyundai SantaFe, Hyundai Tucson, Mercedes GLC, Mercedes E 200… Giá của lazang ô tô kích thước 19-inch dao động từ 19 – 25 triệu đồng.

8. Mâm ô tô kích thước 20-inch 5 lỗ

Lazang kích thước 20-inch chủ yêu được sử dụng trên những dòng xe ô tô hạng sang như Lexus, Toyota Land Cruiser, Porsche Macan, Mercedes GLE… Giá của lazang ô tô kích thước 20-inch rơi vào khoảng 20 – 27 triệu đồng.

9. Mâm sơn mạ chrome

Đây là loại mâm hợp kim nhôm nhưng lại được phủ thêm một lớp mạ chrome bên ngoài bề mặt. Lớp mạ chrome này có tác dụng tăng độ phản chiếu ánh sáng, tăng độ bóng, tăng khả nặng chống sự mài mòn, tăng độ cứng và độ bền cho mâm xe.
Giá mâm chrome thường cao gấp 2 hoặc 1.5 lần so với mâm thông thường. Ví dụ như mâm hợp kim nhôm kích thước 18-inch thường sẽ có giá là 20 triệu đồng, thì mâm hợp kim nhôm mạ chrome kích thước 18-inch sẽ có giá từ 30 – 45 triệu đồng.

IV. Sơn mạ, đánh bóng lazang

Trong quá trình sử dụng xe, mâm xe ô tô sẽ xuất hiện những vết trầy xước, hư hại do tiếp xúc với các chất bẩn hay các tác động từ bên ngoài như va quẹt, đá văng… Và sơn mạ, đánh bóng lazang là sự lựa chọn hoàn hảo để xử lý các vết trầy xước, làm mới mâm đồng thời gia tăng lớp bảo vệ cho mâm. So với việc thay một bộ mâm mới thì việc sơn mạ, đánh bóng lazang tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.

1. Sơn lazang mạ chrome

Chrome là một kim loại cứng. Mạ chrome lazang sẽ giúp bề mặt của chúng trở nên bóng với màu xám thép, ngăn ngừa quá trình oxy, gia tăng độ cứng và khả năng chống trầy xước cho lazang. Giá sơn chrome cho mâm xe ô tô dao động từ 500.000 – 1.500.000 đồng/bộ 4 mâm.

2. Xi inox mâm

Inox là hợp kim thép không gỉ, trong đó chứa các thành phần như chrome, cacbom… Xi mạ inox lazang xe sẽ tạo ra bề mặt sáng bóng, tăng khả năng chống ăn mòn, gia tăng độ cứng và độ bền… Giá sơn inox cho mâm ô tô cũng dao động trong khoảng 500.000 – 1.500.000 đồng/bộ 4 mâm.
Ngày nay, sơn mạ chrome hay inox cho mâm xe không phải chỉ có một màu trắng kim như truyền thống, mà hiện nay đã có thêm nhiều màu khác để khách hàng lựa chọn như vàng, đồng, đỏ…

3. Sơn đổi màu lazang

Sơn đổi màu lazang là lựa chọn sơn lại màu nguyên bản của xe hay đổi màu mới tùy vào lựa chọn của khách hàng. Hiện nay, có rất nhiều màu sơn mâm xe ô tô đẹp, trong đó có nhiều kiểu phối giữa 2 – 3 màu bắt mắt với nhau. Giá sơm mâm xe ô tô dao động trong khoảng 2 – 4 triệu đồng/bộ 4 mâm (tùy thuộc vào loại sơn và kiểu phối màu).

4. Đánh bóng lazang xe ô tô

Đánh bóng mâm xe được xem là cách xử lý nhanh nhất các vết trầy xước trên mâm xe ô tô. Để đánh bóng mâm xe ô tô, các kỹ thuật viên thường sử dụng giấy nhám và máy đánh bóng để chà nhám các vết xước. Sau khi đánh bóng một số nơi phủ thêm lớp hợp chất bảo vệ mâm. Giá đánh bóng mâm xe ô tô rơi vào khoảng 500.000/bộ 4 mâm.

V. Những lưu ý khi độ mâm xe ô tô

Độ mâm xe ô tô là thay đổi me xác khác với thiết kế nguyên bản của nhà sản xuất. Thông thường, độ mâm xe ô tô chủ yếu sẽ là tăng kích thước và hình dáng của mâm. Bởi mâm to sẽ trông đẹp mắt và thu hút hơn mâm nhỏ. Tuy nhiên, trước khi độ mâm xe ô tô, bạn cần lưu ý những điều sau:

1. Không nên tăng kích thước lốp khi tăng kích thước mâm

Nhiều người cứ nghĩ rằng khi tăng kích thước mâm thì phải tăng luôn kích thước lốp để phù hợp. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Bởi nếu cùng lúc tăng cả kích thước mâm và lốp xe sẽ khiến đường kính của bánh xe lớn hơn so với ban đầu.
Điều này sẽ dễ dẫn tới những sai lệch so với thiết kế bạn đầu của nhà sản xuất như sai số đồng hồ đo tốc độ, có thể xảy ra tình trạng va chạm giữa bánh và hốc bánh khi vào của, ảnh hưởng tới sự vận hành của hộp số…

2. Không nên thay đổi đường kính tổng thể

Theo các chuyên gia về xe, nếu bạn tăng 1-inck kích thước của mâm thì phải giảm đi 1=inch độ dày của lốp để tương ứng với nhau. Đó là lý do khi mà bạn nhìn vào các xe độ vành lớn thì sẽ thấy lốp sẽ mỏng đi, bề mặt trải rộng hơn và cho khả năng bám đường tốt hơn.

3. Không nên lạm dụng việc thay đổi mâm lốp

Bởi nếu lốp xe quá mỏng, khả năng bám đường gia tăng thì hệ thống treo sẽ làm việc sai so với những thiết kế ban đầu từ nhà sản xuất. Điều này không chỉ khiến xe trở nền sóc hơn, đồ ồn lốp nhiều hơn mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn khi sử dụng xe.
Mâm lớn sẽ trông chiếc xe trở nên thể thao hơn, nhưng sẽ đồng nghĩa với việc bánh xe sẽ nặng hơn, sẽ làm ảnh hưởng tới sự hoạt động của phanh, quãng đường phanh sẽ dài hơn và má phanh nhanh mòn hơn. Ngoài ra, trọng lượng mâm lốp tăng cũng khiến mức tiêu thụ nhiên liệu gia tăng. Thành lốp mỏng cũng gia tăng rủi ro bị đá chém, dính đinh…
Bởi vậy nên, nếu bạn muốn độ mâm xe ô tô thì bạn cần phải cân đối giữa các yếu tố như tính thẩm mỹ, kinh tế và sự an toàn khi sử dụng. Bạn hãy tham khảo ý kiến của các đơn vị độ xe trước khi đưa ra quyết định nên độ như thế nào. Không nên tự ý độ mâm ô tô theo sở thích và độ tại những cơ sở không chuyên.

VI. Kinh nghiệm bảo dưỡng mâm xe ô tô

Lớp sơn phu, sơn mạ mâm xe ô tô dù tăng khả năng bảo vệ bề mặt mâm nhưng nó cũng rất nhạy cảm. Vậy nên, trong quá trình sử dụng xe cần lưu ý những điều sau:
  • Thường xuyên vệ sinh mâm xe.
  • Không xịt trực tiếp mâm xe bằng vòi nước cao áp, không sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa có hàm lượng chất tẩy rửa cao để vệ sinh, nên sử dụng khăn mềm để lau chùi mâm.
  • Không nên xịt rửa mâm khi xe mới di chuyển đường dài xong. Chỉ nên vệ sinh mâm khi xe đã nguội hẳn. Không rửa mâm bằng nước nóng.
  • Đối với mâm hợp kim nhôm không phủ bảo vệ thì nên sử dụng hỗn hợp đánh bóng riêng dành cho vật liệu nhôm…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *